1. KOC là gì?

KOC được viết tắt của từ Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt). Hầu như họ có tầm ảnh hưởng đến mọi người. KOC thường đánh giá sản phẩm cho mọi người.

KOC thường là có lượng người theo dõi tầm trung trên các mạng xã hội khác nhau. Do công việc này rất mới mẻ với các người dùng. Nếu các KOC muốn làm công việc này lâu dài thì phải chứng minh được tính tối ưu của công việc thì bạn sẽ có thêm lượng người theo dõi tăng cao.

Hầu như các đánh giá của KOC điều có tác động lên ý định mua hàng của người dùng. Nhất là đối với các bạn trẻ hiện nay ( Gen Z). KOC không giống bới các chiến dịch của KOL rầm rộ và rộng rãi. KOC sẽ được sử dụng sản phẩm miễn phí của các doanh nghiệp và đưa ra đánh giá của mình.

Xu hướng tạo nên KOC là do các mưu cầu mua sắm online của người dùng càng cao và tạo nên 1 làn sóng mạnh mẽ về lĩnh vực này. Phong trào FOC được phát triển mạnh ở Châu Á và các nước ở phương Tây để áp dụng triệt để chiếc lược Marketing sản phẩm cực tốt.

Ở Việt Nam thì có rất nhiều KOC tiêu biểu như:

  • Một người mẹ bỉm sữa rất hot về mảng này đó là BabyKopo Home đã đạt 5,3 triệu Follow trên tik Tok của mình. Kênh Tik Tok này chuyên review các món ăn, vật dụng gia đình được nhiều người yêu thích.

2. Khác biệt giữa KOLs và KOC

  1. Mức độ phổ biến( độ nổi tiếng)
  • Đối với KOLs: Hiện nay, khi gõ từ khóa về KOL chúng ta sẽ nhận về rất nhiều dịch vụ với giá cả khác nhau. Các thương hiệu thường sẽ chủ động tiếp cận KOL và kí hợp đồng để hợp tác. Các doanh nghiệp sẽ phải chi tiền cho các KOLs và KOLs có cơ hội sử dụng sản phẩm miễn phí để quảng cáo đến các khách hàng tiềm năng.KOL chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn
  • Đối với KOC:Đầu tiên họ sẽ đứng trên cương vị là những người tiêu dùng. Bắt đầu quá trình sử dụng sản phẩm và xem xét các sản phẩm mà họ được quản cáo. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm của KOC sẽ diễn ra và họ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu trả dựa trên mức hoa hồng. KOC tập trung nhiều hơn vào phía hoạt động, chẳng hạn như bán hàng và dịch vụ khách hàng. KOC có tác động mạnh nhưng độ phủ rất thấp.

2. Quy mô về khán giả

  • Đối với KOLs: KOL được phân loại dựa trên lượng người Follow. Ví dụ, những Influencer có ảnh hưởng. Nano sẽ có lượng follow từ 1.000 đến 10.000 nghìn người theo dõi. Micro sẽ có từ 10.000 đến 50.000 nghìn người theo dõi và trên 1000.000 triệu người theo dõi được xếp vào nhóm mega.Đây là một trong nhiều tiêu chí để mọi người đánh giá và lựa chọn KOL cũng như Influencer trong chiến dịch Marketing
  • Đối với KOC: KOC thì lượng Follow không phải là yếu tố quyết định để xem xét. Nhiều người đánh giá rất chân thực nhưng mới đi vào công việc nên họ còn sở hữu lượng follow hạn hẹp.

3. Đòi hỏi tính chuyên môn

  • Đối với KOLs: KOL đòi hỏi là những người có chuyên môn, kiến thức sâu xa về thị trường nhất định để có thể dẫn dắt người dùng. Với nhiều nhãn hàng lựa chọn KOL nhưng quảng cáo sản phẩm không được khéo léo thì người mua sẽ hoàn toàn có thể nhận ra.
  • Đối với FOC: KOC lại không quan trọng về vấn đề chuyên môn. Họ nằm trong tâm thế là một người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá khách quan về sản phẩm. Mặc dù là thế các KOC vẫn sở hữu độ tin cậy cao trong lòng của khách hàng. Đánh giá của KOC sẽ dễ dàng tiếp nhận vì nó thực tế và không hề mang tính quảng cáo cho bất kỳ thương hiệu nào.

4. Marketing với KOC

Marketing với KOC là kết hợp giữa hình thức tiếp thị sẽ cực kỳ hiệu quả. KOC chính là một phần nhỏ trong chiến dịch Marketing thông minh nhưng mang lại hiệu quả cao và bất ngờ.

Tiếp thị với KOC mặc dù khá là mới mẻ ở Việt Nam nhưng nếu thực hiện trên quy mô lớn sẽ xây dựng được lòng tin với khách hàng.

Họ đầu tư thời gian để tìm hiểu cả ưu, nhược điểm của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Vì thế, những nhận xét khách quan của KOC tác động hiệu quả hơn đến khách hàng vì những trải nghiệm và tính chân thật trong đánh giá của họ.

5.Đánh giá của người tiêu dùng ảnh hưởng đến các khách hàng tiềm năng

Số liệu thống kê cho thấy, hơn 2/3 người tiêu dùng cho rằng các đánh giá trực tuyến là một phần “Khá quyết định” và “Hoàn toàn quyết định” đối với việc mua hàng của mỗi người.

Vì vậy, khi các KOC dưới vai trò của một người tiêu dùng, đã qua sử dụng sản phẩm nói về những ưu điểm của sản phẩm một cách chân thực sẽ rất dễ dàng thu hút khách hàng.

Các KOC có thể phân tích dưới góc độ của một người mua hàng. Khi lên các trang mạng xã hội hay website thấy những nội dung do người dùng tạo nên lòng tin tưởng.

Có thể xem qua những nhận xét đánh giá của họ thì khả năng cao sẽ muốn sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ đó vì những lợi ích nó mang lại.

Đóng vai trò là một doanh nghiệp muốn quảng cáo hình ảnh thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ đối với khách hàng thì dùng KOLs hay KOC đều rất cần thiết.

Nếu biết ghép một cách khéo léo trong chiến dịch Marketing sẽ mang đến thành công.Bởi mỗi chiến dịch Marketing đều có những KPI riêng và đối tượng khách hàng tiềm năng nhất định mà doanh nghiệp muốn tiếp cận.

6. KOC là cầu nối giữ khách hàng và KOLs

Cha đẻ của tiếp hiện đại là (Philip Kotler). Ông đã có một quyển sách viết về điều này, tên quyển sách là “Cách mạng tiếp thị 4.0 “. Lòng tin tưởng của khách hàng đã không còn được xác định chỉ bằng tỷ lệ mua hàng, mà được quyết định số lượng người hâm mộ sản phẩm.

KOC đóng vai trò thiết yếu với trong vòng tuần hoàn của khách hàng:

  • Trước khi ra mắt: Dựa trên kiến thức trực tiếp về sản phẩm từ thương hiệu. KOC có thể giúp thu thập và phản hồi khảo sát của các khách hàng tiềm năng. KOC có thể hỗ trợ các thương hiệu thử nghiệm thị trường với chi phí thấp hơn rất nhiều so với KOL.
  • Sau khi ra mắt: Các phản hồi thị trường chuyên sâu là điều cần thiết cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp. KOC có thể giúp xây dựng niềm tin về thương hiệu giữa các thị trường càng sớm càng tốt, tăng tương tác cho sản phẩm và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
  • Giai đoạn trưởng thành của sản phẩm: Các KOC cần đảm bảo tiếp xúc với xu hướng sản phẩm liên tục.

Qua đây, có thể thấy quan hệ khách hàng rất cần thiết. Đây là vũ khí mạnh mẽ trong duy trì các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp.

KOC sẽ là chất xúc tác rất tốt trong việc tiếp xúc với khách hàng hiệu quả. Nhất là đối với việc giữ khách hàng và thúc đẩy gia tăng doanh thu khi dựa vào KOC.

Sử dụng kết hợp KOC với KOLs để báo cáo hình ảnh thương hiệu sẽ rất hữu ích và đánh mạnh vào người tiêu dùng chuyển đổi mua hàng.

Trong tương lai nếu dùng KOC và KOLs có thể quảng bá mạnh mẽ hơn về sản phẩm và các dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp cho lòng tin của người tiêu dùng được vững chắc hơn.

7. Xây dựng lòng tin với khách hàng

  • Mưa dầm thấm lâu. KOC không chỉ đem lại hiệu quả tức thì mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng lâu dài. Bằng những trải nghiệm khách quan hoặc trải nghiệm thực tế.

8.KOC kiếm tiền như thế nào?

  • Xét về phía cạnh kiếm tiền giữa KOC và KOL hầu như không có gì khác nhau.Cũng kiếm tiền từ Youtube, làm mẫu ảnh và tham gia các chiến dịch quản bá thương hiệu.
  • Tuy vậy, khác nhau một điểm. Thay vì nhãn hàng hoặc thương hiệu sẽ trả tiền cho KOLs để review sản phẩm. Thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm, sau đó nhận lại mức hoa hồng từ thương hiệu trên số đơn bạn đã bán được.
  • Ví dụ: điển hình một vài KOCs đang hợp tác với ACCESSTRADE hiện tại, đơn hàng của họ kiếm từ kênh Youtube không thua gì những người chạy quảng cáo, làm SEO.
  • Để đạt được kết quả khoảng 24,675 đơn hàng phát sinh, với mức hoa hồng tạm duyệt gần 225,697,945 đồng. KOCs đã tạo ra tổng cộng gần 100 clip review mỹ phẩm trên Youtube, chi phí bỏ ra nhiều đặc biệt là sản phẩm thì đã được ACCESSTRADE cung cấp một phần, chủ yếu KOCs chỉ bỏ công sức để dựng video, xây dựng đế chế của mình và tối ưu của sản phẩm trên kênh Youtube.

Author

thanhviet

Comment (1)

  1. Mon
    Tháng Mười 21, 2021 Trả lời

    Nội dung rất hay và sáng tạo

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.